Vì sao Ấn Độ cấm xuất khẩu gỗ đàn hương?
Lệnh cấm xuất khẩu gỗ đàn hương được chính phủ Ấn Độ đặt ra nhằm bảo vệ loài cây này khỏi việc bị buôn lậu và khai thác quá mức.
Bối cảnh dẫn đến sắc lệnh này là vào khoảng những năm 1970, gỗ đàn hương đã bị thế giới săn lùng ráo riết bởi tâm tâm gỗ ngọt ngào dầu thơm, đến mức mà Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã xếp đàn hương vào mức có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 1997. Sản lượng cây gỗ có thể khai thác hằng nằm cũng giảm từ 4000 tấn vào những năm 1930 – 1950 xuống còn chưa đến 300 tấn trong những năm gần đây. Hậu quả là Ấn Độ – đất nước có nguồn kinh tế chủ lực từng dựa vào gỗ đàn hương bị thiệt hại nặng nề.
Để hiểu rõ hơn bối cảnh cho lệnh cấm này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Tóm tắt lịch sử kinh tế gỗ đàn hương.
Nếu vậy sản phẩm thủ công gỗ đàn hương Ấn Độ trên thế giới có nguồn gốc từ đâu?
Phần lớn sản phẩm làm từ gỗ đàn hương Ấn Độ (Santalum Album) trên thế giới hiện nay có nguồn gốc gỗ từ Úc và Ấn Độ.
Úc hiện nay là đất nước sản xuất và xuất khẩu gỗ đàn hương Ấn Độ (S.Album) lớn nhất thế giới với các đồn điền quy mô lớn chủ yếu nằm ở phía Bắc nước Úc. Trong đó Quintis là doanh nghiệp sở hữu đồn điền lớn nhất, sở hữu diện tích hơn 12,000 HA với khoảng 5,5 triệu cây S.Album. Xếp sau là doanh nghiệp Santanol Pty Ltd, cũng là “ông trùm” trong lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất cây đàn hương Ấn Độ.
Về phía Ấn Độ, luật cấm xuất khẩu gỗ đàn hương áp dụng với tất cả các loại gỗ chưa qua xử lý và gỗ khúc, ngoại trừ các sản phẩm thủ công gỗ đàn hương hoàn thiện và dăm gỗ (gỗ vụn) với trọng lượng mỗi miếng từ 50g trở xuống. Dầu gỗ đàn hương cũng được phép xuất khẩu. Gỗ vụn và dầu gỗ khi xuất khẩu sẽ cần phải có giấy phép được cấp bởi Tổng cục ngoại thương (DGFT).


Lời kết:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích để hiểu được lệnh cấm xuất khẩu gỗ đàn hương chính là một nỗ lực của chính phủ Ấn Độ nhằm bảo vệ & quản lý bền vững gỗ đàn hương, đồng thời phục hồi nền kinh tế thu được từ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
Nếu bạn có yêu thích hay tò mò về loại gỗ thơm quý như vàng này của Ấn Độ và muốn đặt mua một chiếc vòng đàn hương chất lượng, uy tín thì hãy nhắn ngay cho Tĩnh để mình nhận tư vấn nhé!
Nguồn tham khảo:
Cụ thể chính sách xuất khẩu gỗ đàn hương được tham khảo từ Eximguru – Bộ bách khoa toàn thư có thẩm quyền của Ấn Độ về quy tắc, quy định và chính sách ngoại thương.